Bón phân hiệu Con Lười - giải pháp góp phần giảm sâu đục thân 2 chấm cho lúa vụ Hè Thu
Tác giảQuản trị viên

Phân bón hiệu Con Lười, Lúa, sâu đục thân 2 chấm,Sâu đục thân 2 chấm, Phân bón hiệu Con Lười, cây lúa, lúa

        Sử dụng phân bón hiệu Con Lười là một trong những giải pháp góp phần giảm sâu đục thân 2 chấm cho lúa vụ Hè Thu mà bà con có thể áp dụng hiệu quả. Hiện nay tại xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp sâu đục thân hại lúa rất nhiều và gây thiệt hại nghiêm trọng trong vụ Hè Thu. Sâu đục thân là một loại dịch hại đáng lo ngại, gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Trong giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, sâu đục thân gây hại khác nhau. Việc phát hiện triệu chứng muộn làm cho sâu đã xâm nhập vào bên trong thân cây, khiến việc tiêu diệt trở nên khó khăn và cây lúa chịu tổn thương. Sâu đục thân gây hủy hoại chức năng dẫn nhựa khi đục vào phần dưới thân cây trong giai đoạn đẻ nhánh, gây héo khô lá non. Trong giai đoạn đứng cái làm đòng, sâu tập trung phá hoại bên trong bẹ và đục vào ống, làm hỏng đòng lúa. Trong giai đoạn trổ bông, sâu đục vào cuống bông, cắt đứt sự vận chuyển dinh dưỡng của bông, gây trở ngại cho trổ bông và làm hạt lép trắng.

* Để quản lý sâu đục thân, nông dân cần thực hiện các biện pháp quan trọng sau:

 1. Xử lý nguồn bệnh trong đất: Trước khi sạ, cấy vụ mới, cần cày xới đất, ngâm nước hoặc phơi ải 2 tuần để trứng sâu bị hỏng, không thể nở thành sâu non. Ngoài ra, có thể bón vôi để diệt trứng sâu.

2. Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, đốt sạch tàn dư, làm sạch cỏ dại để hạn chế nơi cư trú của sâu đục thân sinh trưởng và phát triển .

3. Chọn giống cây lúa kháng sâu đục thân hoặc có khả năng chịu được sâu đục thân tốt. Điều này giúp cây lúa có sức khỏe tốt và kháng chịu tốt hơn với sâu đục thân.

4. Tưới tiêu nước hợp lý để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, có sức chống chịu sâu bệnh cao.

5. Bố trí cơ cấu thời vụ thích hợp ( tránh điều kiện bất lợi của thời tiết khi cây Lúa trong giai đoạn mẫn cảm như đẻ nhánh rộ, làm đòng)

6. Bón phân cân đối dinh dưỡng giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và sức chống chịu với sâu bệnh. Không nên bón quá nhiều đạm hoặc bón phân mất cân đối khiến cây lúa yếu thân, thành vách tế bào mỏng, đẻ nhánh lai rai tạo điều kiện thuận lợi cho sâu đục thân hại lúa.

7. Thường xuyên thăm đồng là việc làm không thể thiếu để xác định đúng thời điểm xử lý: Khi sâu đục thân mới xuất hiện có thể ngắt rảnh héo, ổ trứng, hoặc bẫy đèn đồng loạt bắt bướm. Khi mật độ sâu nhiều lên nên phun thuốc diệt trừ sâu, khi sâu non mới nở để đạt hiệu quả cao vì thời điểm này sâu vẫn chưa di chuyển vào thân lúa, thuốc sẽ dễ tiếp xúc với sâu.

8. Sử dụng thiên địch: Các loại cây thu hút thiên địch nên được trồng xung quanh ruộng lúa. Kẻ thù tự nhiên của sâu đục thân bao gồm tò vò, các loài họ ong bắp cày, ong mắt đỏ.

9. Sử dụng biện pháp hóa học: Khi mật độ trứng sâu đục thân lúa hai chấm khoảng 0,5 ổ/m2 ở giai đoạn làm đòng và theo dõi bướm vũ hóa rộ trước khi lúa trỗ từ 5 - 7 ngày thì sử dụng thuốc BVTV để phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: DuponTMprevathon 5SC, Virtako 40WG, Alocbale 40EC, Regent 800WG, Enasin 32WP… nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì thuốc.

Bà con nông dân lưu ý, cần chọn các loại thuốc uy tín, có đặc tính thấm sâu và lưu dẫn. Việc xác định thời điểm sâu non mới nở mang tính quyết định cao trong khâu quản lý sâu đục thân. Bà con có thể áp dụng theo kinh nghiệm thực tế là quan sát bướm sâu đục thân dạng 2 chấm, khi bướm rộ trên ruộng thì khoảng một tuần sau sẽ có sâu non, khi đó bà con tiến hành phun thuốc sẽ rất hợp lý.

      Để quản lý dịch hại nói chung và sâu đục thân nói riêng, bà con nông dân cần thực hiện tốt các bước quản lý dịch hại tổng hợp ngay từ đầu. Theo đó, bà con nông dân cần làm đất và vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, tiếp đến là chọn và xử lý giống để cây mạ khỏe mạnh, chọn mật độ sạ vừa phải để dễ chăm sóc. Bên cạnh đó, bà con nên bón phân cân đối dinh dưỡng, đặc biệt là không bón thừa đạm. Bà con có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm PHÂN BÓN HIỆU CON LƯỜI. Việc sử dụng phân bón hiệu Con Lười giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cân đối và thiết yếu cho cây lúa, giúp thành vách tế bào thân cây dày, cây lúa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, đẻ nhánh tập trung, bộ lá thẳng đứng, gốc lúa ít lá ủ và hạn chế sự nơi cư trú và sự tấn công xâm nhập của sâu đục thân 2 chấm. Sử dụng phân bón hiệu Con Lười là một trong những giải pháp góp phần giảm sâu đục thân 2 chấm cho lúa vụ Hè Thu mà bà con có thể áp dụng hiệu quả.

https://phanconluoi.com/nong-dan-trong-lua-mien-tay-lua-chon-phan-bon-hieu-con-luoi

Phân bón hiệu Con Lười, Sâu đục thân 2 chấm, lúa

 

https://www.youtube.com/watch?v=UzT-qiSfbks&t=157s

https://phanconluoi.com/tong-hop-chia-se-cua-mot-so-nong-dan-ve-loi-ich-cua-phan-bon-hieu-con-luoi-khi-su-dung-cho-cay-lua-tai-dong-bang-song-cuu-long-trong-vu-he-thu-nam-2022

5 / 5 (1Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận